Hướng dẫn cách trình bày luận văn tốt nghiệp chuẩn nhất

Luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu cá nhân, vận dụng tất cả các kiến thức và kỹ năng đã được học trong suốt thời gian đại học để nghiên cứu và giải quyết một vấn đề thực tiễn thuộc chuyên ngành đào tạo. Để giúp bạn có thể trình bày một luận văn tốt nghiệp đạt chuẩn, hãy cùng tham khảo khung sườn gợi ý và các lưu ý có trong bài viết này nhé!
Cấu trúc bài luận văn tốt nghiệp đại học
Một bài luận văn sẽ bao gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Mỗi phần sẽ có những yêu cầu khác nhau.

Cấu trúc của bài luận văn tốt nghiệp

Phần mở đầu của luận văn tốt nghiệp

Phần mở đầu sẽ là một bản đồ hướng dẫn cho người đọc trước khi đến với bài viết, bao gồm khái quát về nội dung đề tài: các vấn đề nghiên cứu, lí do chọn đề tài, bố cục bài luậ văn, các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng, nguồn tư liệu,…. Để hoàn thiện phần mở đầu thật tốt, bạn sẽ cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Lí do chọn nghiên cứu đề tài này?
  • Đề tài này có gì hữu ích?
  • Bạn sẽ làm gì để cải thiện các tình huống có trong nghiên cứu và các phương pháp áp dụng
  • Chỉ ra những điểm giới hạn của đề tài
  • Phương pháp nghiên cứu gì đã được sử dụng cho bài luận này?

Phần nội dung của luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan tài liệu

Phần này là việc làm tìm hiểu, phân tích, đánh giá những công trình nghiên cứu đã được công bố, có thể trong nước và ngoài nước mà có liên quan mật thiết đến đề tài bạn đã chọn. Từ đó rút ra được các vấn đề đang còn tồn tại, chưa giải quyết để nghiên cứu sâu hơn hoặc là phát triển ý tưởng, giả thiết cho đề tài, và tìm ra phương pháp để giải quyết vấn đề.

Mục đích của tổng quan tài liệu:

  • Giúp sinh viên có thể hiểu rõ được đề tài nghiên cứu đã chọn
  • Tránh được việc nghiên cứu trùng lặp lại với các công trình nghiên cứu đã có trước đó, đồng thời không có sự làm mới mẻ và phát triển thêm

Để sở hữu được một phần tổng quan tài liệu tốt yêu cầu người làm có khả năng tìm kiếm thông tin, biết cách tóm lượt và sắp xếp những kiến thức thu thập được qua đó cô đọng và vận dụng có chủ đích.

Một số lưu ý tại phần tổng quan tài liệu:

  • Tài liệu tham khảo phải là các loại tài liệu liên quan trực tiếp tới đề tài bài luận văn tốt nghiệp của bạn.
  • Tài liệu tham khảo phải là phần được tóm lược những kết quả đã có một cách ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích.
  • Không nên trích dẫn bất cứ điều gì mà bạn chưa hiểu hiểu hết chúng.
  • Phần tài liệu tham khảo nên trả lời cho các câu hỏi: bạn đã biết gì về đề tài dựa trên các nghiên cứu đã xuất bản? Các nhân tố chính cần nghiên cứu, mối liên hệ giữa các nhân tố ấy là gì? Những minh chứng còn thiếu, trái ngược hay quá hạn chế của các nghiên cứu trước?…
  • Hãy tiến hành lập ra một dàn bài chi tiết trước khi bước vào viết tổng quan tài liệu

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Bạn cần trình bày khung lý thuyết nghiên cứu

Trình bày cũng như thảo luận những khái niệm quan trọng có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu, công thức tính toán hay ý nghĩa của các chỉ tiêu đo lường có sử dụng trong đề tài nghiên cứu.

Hãy chỉ nêu ra các phương tiện để có thể làm thay đổi tới kết quả của nghiên cứu khi thực hiện thay đổi các phương tiện ấy. Bạn không nên đề cập đến các phương tiện thông thường, hay không hề có bất kì tác động nào tới bài nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu

Bạn cần trình bày một cách chi tiết về các số liệu được dùng trong nghiên cứu. Với các đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, người viết cần thực hiện trình bày chi tiết, đồng thời lý giải về thiết kế mẫu cũng như phương pháp thu thập số liệu. Còn đối với đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp, các thông tin chi tiết về nguồn số liệu sẵn cần được trình bày.

Phương pháp phân tích số liệu

– Tiến hành trình bày và thảo luận những lý thuyết, mô hình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, những kết quả thực hiện về vấn đề nghiên cứu ở các nghiên cứu thực nghiệm trước, các vấn đề chưa được nghiên cứu hay thiếu sót còn tồn tại trong nghiên cứu. Từ đó có được những cơ sở cho các bổ sung, phát triển đối với bài nghiên cứu về xây dựng mô hình nghiên cứu trong các bước tiếp theo.

– Xây dựng một mô hình nghiên cứu cho bài luận văn sẽ trình bày chi tiết về các giả thuyết cần kiểm định tại mô hình nghiên cứu. Những biến số của mô hình phải được định nghĩa một cách rõ ràng (cách thức đo lường cùng đơn vị tính).

Chương 3: Kết quả và thảo luận

Trong chương này sẽ trình bày một cách chi tiết về kết quả của nghiên cứu bằng việc dùng bảng số liệu, mô tả, hình ảnh, các phép thống kê đánh giá,… để trình bày kết quả nghiên cứu một cách nổi bật.

Ở chương này, bạn có thể viết thành hai dạng: tách trình bày kết quả và thảo luận riêng hoặc là trình bày cả kết quả và thảo luận chung vào.

Nội dung thảo luận mục đích làm nổi bật mối quan hệ của kết quả đạt được trong nghiên cứu với giả thuyết đặt ra cho nghiên cứu. Thảo luận cần làm rõ các kết quả chính, các vấn đề liên quan, sử dụng tài liệu tham khảo để biện minh kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, bài viết cần phải tạo được sự gắn kết giữa kết quả nghiên cứu với nội dung, mục tiên với tên đề tài, nội dung với mục tiêu.

Phần kết luận luận văn tốt nghiệp đại học

Phần cuối là phần kết luận và kiến nghị, giúp luận văn của bạn được hoàn chỉnh. Phần này bạn sẽ không thêm bất kì nội dung nào mới vào nữa, thay vào đó chỉ tập trung củng cố và tổng quát lại các trọng điểm đã nêu ở phần thân bài. Một phần kết luận đầy đủ sẽ giúp cho người đọc dễ dàng sâu chuỗi các kiến thức mà bạn đã trình bày trong suốt bài luận. Phần kết sẽ bao gồm các nội dung như:

  • Chỉ ra những kết luận trong mối liên hệ với mục tiêu của nghiên cứu, từ đó đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo (nếu có).
  • Liệt kê danh sách các tài liệu đã tham khảo, bao gồm toàn bộ tài liệu có trích dẫn trong bài luận văn.
  • Ở phần phụ lục cung cấp thêm thông tin: chi tiết bảng, ảnh minh họa, thời khóa biểu thu thập số liệu, các ghi chú, các tài liệu khó tìm,… để người đọc hiểu rõ hơn về bài luận văn.

Xem thêm: Tổng hợp các phần mềm chuyển PDF sang Word không lỗi font

Quy định về trình bày luận văn luận văn tốt nghiệp 

Định dạng văn bản – Căn lề trong luận văn tốt nghiệp

Ở hầu hết các trường đại học tại Việt Nam, yêu cầu về kích thước chữ trong bài luận sẽ là cỡ chữ 13 (hoặc) 14, fot chữ Time New Roman, bảng mã Unicode.

Một số định dạng soan thảo trên Microsoft Word, định dạng và căn lề luận văn thông thường gồm:

  • Lề trên (top margin) 3.5 cm, lề dưới (bottom margin): 3 cm, lề trái (left margin): 3.5 cm, lề phải (right margin): 2 cm. Đặt ở chế độ line spacing 1.5 Lines, mật độ chữ giữa các dòng bình thường, không nén, không giãn cách.
  • Số trang nằm ở vị trí trên đầu mỗi trang giấy, được đánh số ở giữa trang.
  • Về đồ thị, sẽ sử dụng 6 dạng đồ thị bao gồm :Bar: Biểu đồ thanh; XY (Scatter): Biểu đồ XY (dạng Phân tán); Column: Đồ thị Dạng cột; Area: Biểu đồ biểu đồ diện tích; Line: Đồ thị dạng đường; Pie: Biểu đồ hình tròn.

Bìa luận văn tốt nghiệp

Bên cạnh nội dung, bạn cần đầu tư vào cách trình bày bìa của luận văn bởi nó là thứ đầu tiên người đọc nhìn thấy được khi cầm trên tay luận văn của bạn. Bạn nên tham khảo các mẫu bài luận văn đẹp và kê khai những thông tin cá nhân, đề tài, tên giáo viên hướng dẫn,… một cách đầy đủ, đẹp mắt để gây ấn tượng đầu tiên thật tốt với người đọc.

Một vài lỗi thường gặp trong luận văn tốt nghiệp của sinh viên

  • Lỗi đầu tiên và rất dễ gặp đó là việc lựa chọn đề tài. Rất nhiều sinh viên lựa chọn các đề tài khá cũ, đã được làm đi làm lại nhiều lần, không có tính mới mẻ, sáng tạo và tất nhiên sẽ không được đánh giá cao. Chính vì vậy, bạn cần dành thời gian lớn để suy nghĩ, tìm hiểu và lựa chọn một đề tài thật sự hấp dẫn, mới lạ trước khi bắt tay vào thực hiện luận văn.
  • Không ít các bài luận văn chỉ được viết theo dạng liệt kê mà không hề kèm theo bất cứ giải thích gì thêm. Điều này sẽ khiến cho độc giả đôi khi không hiểu hết ý nghĩa nội dung bài, vì vậy cần lưu ý đến việc giải thích các vấn đề đã trình bày theo một cách ngắn gọn, dễ hiểu và xúc tích.
  • Cơ sở lý luận, nội dung chính của bài không có sự liên hệ.
  • Trích dẫn tài liệu tham khảo tùy tiện, không đúng: Hầu hết sinh viên chỉ liệt kê tất cả các tài liệu đã dùng trong bài luận văn tốt nghiệp nhưng đa phần lại không chỉ ra được nó chính xác dùng trong phần cụ thể nào.
  • Bài luận sai cấu trúc câu, chấm, phẩy không hợp lý, dùng nhầm dấu phân cách đơn vị đối với số.

Trên đây là những lưu ý hết sức cụ thể và chi tiết về cách trình bày luận văn tốt nghiệp chuẩn nhất, hi vọng sẽ giúp ích được cho bài luận văn sắp tới của bạn. Chúc bạn thực hiện thành công!

Xem thêm: Hướng dẫn chuyển giọng nói thành văn bản với Google Docs

Đánh giá

Tin tức liên quan

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *