Hướng dẫn cách hạch toán giao dịch liên quan đến tài khoản 128

Một bạn học viên đã có gửi câu hỏi đến chúng tôi như sau: “Hạch toán cho doanh nghiệp khi mua trái phiếu nhận lãi trước sẽ khác gì so với hạch toán khi mua trái phiếu nhận lãi định kỳ? Ở trường hợp này, kế toán sẽ phải sử dụng tài khoản nào để thực hiện hạch toán vào sổ nhật ký chung ạ?. Bên cạnh đó, còn có trường hợp nào sẽ phải sử dụng tài khoản đó để hạch toán ạ?”. Nhằm giải đáp câu hỏi này cho bạn cũng như cho tất cả những ai quan tâm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới nhé!

Ở trường hợp trái phiếu bạn so sánh, chúng ta sẽ dùng tài khoản 128 (đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn). Trong bài viết này, chúng sẽ hướng dẫn hạch toán các giao dịch liên quan đến tài khoản 128 (đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn).

Căn cứ vào điều 16, khoản 3, THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC, một vài giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan tới tài khoản tiền 128 được hạch toán như sau:

3.1. Khi gửi tiền có kỳ hạn, cho vay, mua những khoản đầu tư để nắm giữ đến ngày đáo hạn bằng tiền, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112.

3.2. Định kỳ kế toán sẽ ghi nhận khoản phải thu về lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi cho vay, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (lãi nhập gốc)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

3.3. Khi thực hiện thu hồi những khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131, 152, 156, 211,….(theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi).

3.4. Chuyển những khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn thành đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, ghi:

Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)

Có các TK liên quan (nếu phải đầu tư thêm)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi).

Xem thêm: Cách ghép 2 file Excel thành 1 có code đính kèm

3.5. Kế toán những giao dịch liên quan đến trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn:

a) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi trước:

– Khi trả tiền mua trái phiếu nhận lãi trước, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282)

Có các TK 111, 112,… (số tiền thực chi)

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (phần lãi nhận trước).

– Định kỳ, tính và kết chuyển lãi của kỳ kế toán theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

– Thu hồi giá gốc trái phiếu khi đến hạn thanh toán, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282).

b) Trong trường hợp mua trái phiếu nhận lãi định kỳ:

– Khi trả tiền mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282)

Có các TK 111, 112,…

– Định kỳ ghi nhận tiền lãi trái phiếu:

Nợ các TK 111, 112, 138

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

– Thu hồi giá gốc trái phiếu khi đến hạn thanh toán, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282).

c) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi sau:

– Khi trả tiền mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282)

Có các TK 111, 112,…

– Định kỳ tính lãi trái phiếu và ghi nhận doanh thu theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

– Khi đến hạn thanh toán trái phiếu, thu hồi gốc và lãi trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282)

Có TK 138 – Phải thu khác (1388) (số lãi của các kỳ trước)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi kỳ đáo hạn).

3.6. Kế toán khoản tổn thất vì lí do không thu hồi được những khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi:

Khi có những bằng chứng cho thấy một phần hoặc là toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được (như bên phát hành công cụ mất khả năng thanh toán, phá sản…), kế toán lúc này sẽ phải đánh giá khả năng, xác định giá trị khoản đầu tư có thể thu hồi được. Nếu như khoản tổn thất được xác định một cách đáng tin cậy, kế toán phải thực hiện ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị có thể thu hồi nhỏ hơn giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1281, 1282, 1288).

– Trường hợp sau khi ghi nhận khoản tổn thất, nếu như có bằng chứng chắc chắn cho thấy rằng khoản tổn thất có thể thu hồi lại được, kế toán tiến hành ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị có thể thu hồi cao hơn giá trị ghi sổ khoản đầu tư, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1281, 1282, 1288)

Có TK 635 – Chi phí tài chính.

3.7. Đánh giá lại số dư những khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phân loại là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

– Trường hợp lãi, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

– Trường hợp lỗ, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Trên đây là câu trả lời chi tiết về việc đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, chúc bạn thực hiện thành công. Đừng quên tham khảo thêm các thông tin bổ ích khác của chúng tôi nhé!

Xem thêm: Cách lọc các dữ liệu trùng nhau trong Excel

Tin tức liên quan

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *