Khi nhắc đến hàm INDIRECT, thường nhiều người sẽ nhận xét đây là một hàm khá khó hiểu. Vậy hàm INDIRECT có thực sự khó hiểu? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết bài viết bên dưới để biết được cách sử dụng hàm INDIRECT trong Excel nhé!
Chúc năng của hàm INDIRECT
INDIRECT có nghĩa là Gián tiếp, nên bạn có thể hiểu được hàm này có chức năng gián tiếp tham chiếu tới 1 vùng (range hoặc array) thông qua việc gọi tên.
Ví dụ: Sử dụng hàm INDIRECT để thực hiện thay đổi vùng tham chiếu tại hàm VLOOKUP
Ví dụ: Thực hiện tạo danh sách phụ thuộc nhau bằng việc sử dụng hàm INDIRECT
Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về ứng dụng hàm INDIRECT trong 2 trường hợp trên nhé!
Hàm INDIRECT kết hợp với hàm VLOOKUP tạo bảng tham chiếu động
Khi phải sử dụng hàm VLOOKUP để thực hiện tham chiếu tới những vùng bảng khác nhau, bạn sẽ làm như sau:
Sử dụng hàm IF để biện luận:
- Nếu Tháng là 1 thì sẽ tiến hành tham chiếu trong bảng giá tháng 1
- Nếu Tháng không phải là 1 thì tiến hành tham chiếu trong bảng giá tháng 2
Tức là bạn phải 2 hàm VLOOKUP, công thức sẽ khá dài.
Trong khi đó, với việc kết hợp hàm INDIRECT cùng với hàm VLOOKUP, bạn có thể làm cho công thức trên ngắn gọn hơn rất nhiều. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tiến hành đặt tên cho bảng giá các tháng
Bạn dùng chức năng Define Name tại thẻ Formula, bạn cũng có thể đặt tên cho những bảng giá như sau:
Tương tự như vậy, bạn đặt tên cho bảng giá tháng 2 là DG_T2
Bước 2: Chức năng của hàm INDIRECT
Khi bạn viết công thức =INDIRECT(“DG_T1”) thì Excel lúc sẽ trả về cho bạn kết quả là những giá trị nằm trong vùng A3:B5 (là bảng đơn giá tháng 1) mà bạn đã thực hiện đặt tên vùng ở trên.
Tương tự với INDIRECT(“DG_T2”) thì sẽ trả về kết quả là những giá trị tại vùng D3:E5.
Những nội dung DG_T1 và DG_T2 khi dùng trong hàm INDIRECT sẽ được đặt trong dấu nháy kép, điều này tức là chỉ gọi ra theo dạng những ký tự text, và hàm Indirect sẽ có thể tự nhận dạng đoạn text đó dựa theo name_range tương ứng.
Bước 3: Kết hợp hàm INDIRECT với hàm VLOOKUP
Để có thể kết hợp 2 hàm này, bạn tiến hành viết như sau:
=VLOOKUP(H2,INDIRECT(“DG_T”&H3),2,0)
Trong đó, hàm INDIRECT(“DG_T”&H3) có nghĩa là sử dụng ký tự DG_T khi kết hợp cùng với giá trị ở ô H3 và cho ra kết quả là DG_T1 hoặc là DG_T2 tùy vào giá trị được chọn tại ô H3
Kết quả lúc này sẽ là:
Xem thêm: Hướng dẫn cách đổi Font chữ trong Excel
Sử dụng hàm INDIRECT để tạo danh sách phụ thuộc nhau
Ví dụ bạn có danh sách bao gồm 3 nhóm sản phẩm như bảng bên dưới:
Đầu tiên bạn tiến hành đặt tên cho từng nhóm. Lưu ý rằng tên của mỗi nhóm sẽ tương ứng với tên tiêu đề của nhóm đó.
- Vùng A2:A6 đặt là Fruit
- Vùng B2:B4 đặt là Meat
- Vùng C2:C3 đặt là Drink
Tiếp theo thực hiện tạo danh sách chọn cho nhóm với chức năng Data Validation:
- Ở ô F1 thực hiện chức năng Data Validation/ List
- Nguồn để nạp vào danh sách cũng chính là tên tiêu đề những nhóm, vùng A1:C1
Như vậy khi sử dụng hàm INDIRECT cho ô F1, bạn sẽ nhận được nội dung trong nhóm tương ứng với giá trị các tên được chọn trong ô F1.
Ở ô F2, sử dụng chức năng Data Validation như bên dưới:
Tại Source của Data Validation/List, bạn tiến hành nhập hàm
=INDIRECT($F$1)
Vậy là danh sách tại ô F2 sẽ được thay đổi dựa theo sự thay đổi ở ô F1 rồi. Bạn đã hoàn thành yêu cầu với các bước vô cùng đơn giản rồi đó! Chúc bạn thực hiện thành công!
Xem thêm: Cách sử dụng hàm INDEX và MATCH trong Excel