Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ tròn trong Excel

Cách tạo biểu đồ hình tròn trong Excel:

1. Chuẩn bị dữ liệu nguồn để tạo biểu đồ. 

Khác với cách vẽ biểu đồ thông thường, biểu đồ tròn trong Excel cần có nguồn dữ liệu được sắp xếp thành một cột hay một hàng. Do đó, mỗi biểu đồ tròn sẽ chỉ thể hiện một loại dữ liệu.

Bạn cũng có thể thêm tên danh mục vào cột hay hàng đầu tiên tại vùng lựa chọn. Tên danh mục này sẽ xuất hiện ở chú thích biểu đồ hay tên biểu đồ.

Tóm lại, một biểu đồ hình tròn đầy đủ sẽ bao gồm:

  • Chỉ duy nhất một loại dữ liệu được vẽ trên biểu đồ.
  • Toàn bộ các giá trị dữ liệu lớn hơn không.
  • Không có hàng rỗng hay cột rỗng.
  • Không có nhiều hơn 7 – 9 dữ liệu thành phần, vì nếu quá nhiều phần thì sẽ khiến biểu đồ của bạn khó hiểu.

Với hướng dẫn này, bạn sẽ tạo ra một biểu đồ hình tròn từ dữ liệu sau:

Chuẩn bị dữ liệu nguồn để tiến hành tạo biểu đồ

2. Chèn biểu đồ hình tròn vào trang tính hiện tại

Sau khi bạn sắp xếp nguồn dữ liệu, nhấn chọn nó, di chuyển đến thẻ Insert  và chọn loại biểu đồ mà bạn muốn (bài viết sẽ phân loại biểu đồ hình tròn sau).

Ở ví dụ này, bạn tạo kiểu biểu đồ hình tròn 2D thông thường nhất:

Chú ý. Chèn tiêu đề cột hoặc là hàng nếu như bạn muốn chúng tự động xuất hiện ở biểu đồ của bạn.

3. Chọn kiểu biểu đồ hình tròn (tùy chọn)

Khi biểu đồ hình tròn vừa được chèn vào trang tính, bạn có thể tiến hành di chuyển đến nhóm Design, sau đó thử nhiều kiểu biểu đồ khác nhau tại nhóm Charts và nhấn chọn kiểu phù hợp nhất với dữ liệu của bạn.

Chọn kiểu biểu đồ hình tròn

Kiểu biểu đồ mặc định (kiểu 1) tại Excel 2013 sẽ được chèn vào trang tính như hình bên dưới:

Chọn kiểu biểu đồ hình tròn 1

Cách tạo nhiều kiểu biểu đồ hình tròn khác nhau tại Excel:

Khi bạn thực hiện tạo biểu đồ hình tròn tại Excel, bạn có thể nhấn chọn một trong các kiểu dưới đây:

Biểu đồ hình tròn 2D

Đây là tiêu chuẩn và là dạng biểu đồ phổ biến nhất. Bạn vào tab Insert Charts.

Biểu đồ hình tròn 3D

Biểu đồ hình tròn 3D tương tự 2D, tuy nhiên nó sẽ hiển thị dưới dạng khối 3 chiều.

Biểu đồ hình tròn 3D

Miếng của biểu đồ hình tròn (Pie of Pie chart) và thanh của biểu đồ hình tròn (Bar of Pie chart)

Nếu như biểu đồ của bạn có nhiều phần nhỏ, và bạn muốn tạo Pie of Pie chart. Phần này sẽ được gộp từ nhiều phần nhỏ hơn và được hiển thị phần thêm bên ngoài.

Bar of Pie chart cũng tương tự như Pie of Pie chart, trừ phần được chọn được hiển thị thành cột (thay cho thành hình tròn).

Khi bạn tiến hành tạo Bar of Pie chart hoặc là Pie of Pie chart, ba loại dữ liệu cuối cùng sẽ được di chuyển đến biểu đồ thứ hai theo mặc định (thậm chí ngay cả khi đó là danh mục chiếm tỷ trọng lớn nhất). Vì mặc định không phải lúc nào cũng là tốt, bạn có thể:

  • Thực hiện sắp xếp dữ liệu nguồn tại bảng tính của bạn theo thứ tự giảm dần để những danh mục chiếm tỷ trọng thấp nhất sẽ được giải thích thêm tại biểu đồ phụ.
  • Nhấn chọn loại dữ liệu cho biểu đồ phụ.

Chọn loại dữ liệu cho biểu đồ phụ

Để tự chọn những loại dữ liệu tạo thành biểu đồ phụ, bạn thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấp chuột phải vào bất cứ phần nào tại biểu đồ và nhấn chọn Format Data Series… từ danh mục.

Bước 2: Tại bảng Format Data Series, trong phần Series Options, nhấn chọn một trong những tùy chọn sau ở danh sách Split Series By:

  • Position – cho phép chọn số danh mục được tạo thêm tại biểu đồ phụ.
  • Value – cho phép chỉ định giá trị tối thiểu được chuyển về biểu đồ bổ sung.
  • Percentage value – nó giống Value, nhưng tại đây bạn cần tiến hành chỉ định tỷ lệ phần trăm tối thiểu.
  • Custom – cho phép bạn tự chọn bất cứ phần nào tại biểu đồ hình tròn, sau đó chỉ định sẽ đặt nó vào biểu đồ chính hay phụ.

Ở hầu hết các trường hợp thì việc đặt ngưỡng tỷ lệ phần trăm là sự lựa chọn hợp lý nhất, tuy vậy mọi thứ tùy vào dữ liệu nguồn cùng sở thích cá nhân của bạn. Hình minh họa bên dưới thể hiện sự chia tách chuỗi dữ liệu theo Percentage value:

Bên cạnh đó, bạn có thể tiến hành cấu hình các cài đặt sau:
  • Thay đổi độ rộng cho mỗi phần biểu đồGap Width đại diện cho độ rộng trong một phần biểu đồ hình tròn, tương ứng với 1% ở biểu đồ phụ. Để có thể thay đổi độ rộng, bạn kéo thanh trượt hoặc là gõ con số chính xác vào hộp tỷ lệ phần trăm.
  • Tiến hành thay đổi kích thước của biểu đồ phụ. Các con số trong hộp Second Plot Size đại diện cho tỷ lệ của biểu đồ phụ tương ứng với 1% của biểu đồ chính. Bạn kéo thanh trượt để tăng hoặc là giảm kích thước biểu đồ phụ, hay gõ con số chính xác vào hộp phần trăm.

Biểu đồ bánh Doughnut:

Nếu như bạn có nhiều hơn một chuỗi dữ liệu, bạn cũng có thể dùng biểu đồ Doughnut thay vì dùng biểu đồ hình tròn. Tuy vậy, tại biểu đồ Doughnut, sẽ thật khó để ước tính tỷ lệ giữa những phần tử trong các chuỗi khác nhau, và đó cũng là lý do tại sao bạn nên dùng các loại biểu đồ khác, chẳng hạn như biểu đồ thanh (bar chart) hoặc là biểu đồ cột (column chart).

Thay đổi kích thuớc trong biểu đồ Doughnut

Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấp chuột phải vào bất cứ chuỗi dữ liệu nào tại biểu đồ Doughnut, nhấn chọn tùy chọn Format Data Series.

Bước 2: Tại bảng Format DataSeries, di chuyển đến thẻ tùy chọn Series Options, thực hiện thay đổi kích thước lỗ bằng việc di chuyển thanh trượt bên dưới Doughnut Hole Size hoặc là nhập phần trăm trực tiếp vào ô số.

 Tùy chọn và nâng cao biểu đồ hình tròn:

Cách thêm nhãn cho dữ liệu trong biểu đồ hình tròn

Tại ví dụ biểu đồ hình tròn này, bạn sẽ tiến hành thêm nhãn cho toàn bộ điểm dữ liệu. Để làm được điều này, bạn hãy nhấp vào nút Chart Elements tại góc trên bên phải của biểu đồ và nhấn chọn Data Labels.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay đổi vị trí những nhãn này bằng việc nhấn vào mũi tên kế bên Data Labels. So với những dạng biểu đồ khác, thì biểu đồ hình tròn cung cấp được nhiều lựa chọn nhất về vị trí tiêu đề:

Nếu như bạn muốn hiển thị nhãn dữ liệu bên ngoài hình tròn, hãy nhấn chọn Data Callout:

Chú ý. Nếu như bạn đặt nhãn bên trong miếng cắt biểu đồ, thì màu đen mặc định của nhãn có thể sẽ gây khó đọc trên nền tối như màu xanh đậm ở ví dụ. Nên tốt nhất, bạn hãy tiến hành thay đổi màu nhãn (bằng cách nhấp vào nhãn, di chuyển đến thẻ Format Text Fill); hoặc là bạn có thể thực hiện thay đổi màu của từng miếng cắt biểu đồ.

Hiển thị danh mục dữ liệu trên nhãn:

Nếu như biểu đồ hình tròn có nhiều hơn ba lát cắt, bạn cũng có thể sẽ muốn đặt tên trực tiếp thay cho việc vừa phải xem chú thích mà vừa phải đối chiếu với biểu đồ.

Một cách nhanh nhất để thực hiện điều này đó là chọn một trong các cách chú thích lại biểu đồ tại thẻ Design Styles Quick LayoutLayout 1 và 4 là các cách có nhãn dữ liệu.

Để có nhiều lựa chọn hơn, bạn bấm vào nút Chart Elements (dấu chéo màu xanh lá) tại góc trên bên phải của biểu đồ, sau đó nhấp vào mũi tên kế bên Data Labels, rồi nhấn chọn More options… Bảng Format Data Labels sẽ giúp bạn mở ra bên phải trang tính. Mở thẻ Label Options, rồi đánh dấu chọn Category Name.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng các tùy chọn sau:

  • Duới Label Contains, nhấn chọn dữ liệu đuợc hiển thị tại nhãn (tên danh mục Category Name và tỷ lệ phần trăm Value trong ví dụ)
  • Với danh sách Separator, nhấn chọn cách tách dữ liệu hiển thị tại nhãn (sang dòng mới New Line ở ví dụ)
  • Duới nhãn Label Position, bạn chọn nơi đặt nhãn dữ liệu (Outside End trong ví dụ)

Ghi chú. Bây giờ thì bạn đã thêm nhãn dữ liệu vào biểu đồ hình tròn, bảng chú thích lúc này sẽ trở nên dư thừa nên bạn có thể xóa nó bằng việc nhấp vào nút Chart Elements, rồi bỏ chọn hộp Legend.

Cách hiển thị tỷ lệ phần trăm trên biểu đồ hình tròn:

Khi dữ liệu nguồn đã được vẽ trên biểu đồ là phần trăm, thì % sẽ tự động xuất hiện trên những nhãn dữ liệu ngay khi bạn bật tùy chọn Data Labels tại Chart Elements, hoặc là chọn tùy chọn Value tại bảng Format Data Labels, như đã được minh họa trong biểu đồ trên.

Nếu như dữ liệu nguồn của bạn là dạng số, bạn cũng có thể định dạng nhãn hiển thị giá trị gốc hoặc là tỷ lệ phần trăm, hoặc là cả hai.

  • Bạn nhấp chuột phải vào bất cứ phần nào tại biểu đồ, nhấn chọn Format Data Labels.
  • Tại bảng Format Data Labels, bạn đánh dấu chọn Value hoặc là Percentage hoặc là cả hai như trong ví dụ minh họa. Phần trăm lúc này sẽ được tính tự động, tương ứng với tất cả hình tròn là 100%.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng hàm CHAR trong Excel

Tách rời biểu đồ hình tròn hoặc tách từng phần của biểu đồ:

Để có thể nhấn mạnh từng phần riêng lẻ của biểu đồ hình tròn, bạn tiến hành tách rời nó, ví dụ như tách toàn bộ các phần ra riêng biệt. Hoặc là bạn có thể nhấn mạnh bằng việc kéo một phần ra khỏi phần còn lại của biểu đồ.

Tách rời toàn bộ biểu đồ hình tròn:

Cách nhanh nhất để tách đó là nhấp vào biểu đồ hình tròn để toàn bộ các phần được chọn, sau đó kéo chúng ra khỏi trung tâm biểu đồ bằng chuột.

Hoặc bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấp chuột phải vào bất cứ miếng nào, nhấn chọn Format Data Series.

Bước 2: Tại bảng Format Data Series, bạn mở thẻ Series Options, rồi kéo thanh trượt Pie Explosion để tăng hoặc là giảm khoảng cách ở giữa hai miếng biểu đồ. Hoặc là, gõ khoảng cách trực tiếp vào trong hộp phần trăm.

Kéo một miếng riêng lẻ ra khỏi biểu đồ hình tròn:

Để có thể thu hút sự chú ý của người sử dụng đến một phần biểu đồ cụ thể, bạn có thể tiến hành di chuyển nó ra khỏi vùng còn lại của biểu đồ hình tròn.

Cách thực hiện nhanh nhất đó là nhấn chọn nó và kéo ra xa bằng chuột. Để có thể chọn một phần biểu đồ đơn lẻ, bạn nhấp vào nó, rồi sau đó nhấp vào nó một lần nữa để chọn được phần muốn chọn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn phần biểu đồ mà bạn đang muốn di chuyển ra bằng cách nhấp chuột phải vào nó, nhấn chọn Format Data Series. Sau đó, bạn đi đến Series Options từ bảng Format Data Series, và thiết lập Point Explosion:

Chú ý. Nếu như bạn muốn tách ra nhiều phần, bạn sẽ phải lặp lại quá trình này cho từng phần một. Không thể kéo một nhóm những phần cắt khác nhau ra khỏi biểu đồ,  và bạn có thể “Explode” toàn bộ chúng

Xoay biểu đồ hình tròn

Khi thực hiện tạo biểu đồ hình tròn trong Excel, thứ tự những loại dữ liệu được xác định bởi thứ tự dữ liệu tại bảng tính. Tuy vậy, bạn có thể tiến hành xoay đồ thị 360 độ để có thể quan sát từ nhiều góc độ khác nhau.

Bạn thực hiện theo những bước như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấp phải vào bất kì phần nào của biểu đồ và nhấn chọn Format Data Series.

Bước 2: Tại bảng Format Data Series, bên dưới Series Options, bạn kéo thanh trượt Angle of First Slice từ 0 tới xoay theo chiều kim đồng hồ. Hoặc là gõ con số cụ thể vào ô.

3D Rotation cho biểu đồ hình tròn 3D:

Với biểu đồ hình tròn 3D, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Để thực hiện tính năng 3D-rotation, bạn nhấp phải vào bất cứ phần nào trong biểu đồ và nhấn chọn 3D-rotation.

Hộp thoại Format Chart Area với những tùy chọn 3D Rotations sau:

  • Xoay quanh theo trục ngang tại X Rotation
  • Xoay quanh theo trục dọc tại Y Rotation
  • Độ nghiêng (lĩnh vực xem trên biểu đồ) tại Perspective

Chú thích. Những biểu đồ hình tròn Excel có thể xoay quanh các trục ngang và dọc, tuy nhiên không bao gồm trục sâu (trục Z). Vì thế, bạn sẽ không thể chọn độ xoay tại hộp Z Rotation.

Khi bạn tiến hành nhấp vào mũi tên lên và xuống tại hộp xoay, biểu đồ sẽ xoay ngay lập tức để phản ánh các thay đổi. Vì vậy, bạn có thể tiếp tục thao tác nhấp vào những mũi tên để di xoay biểu đồ theo cho đến khi nào nó đúng vị trí.

Sắp xếp biểu đồ hình tròn theo kích thước:

Dựa vào nguyên tắc chung, biểu đồ hình tròn sẽ dễ hiểu hơn khi những phần được sắp xếp từ lớn đến nhỏ. Cách làm nhanh nhất đó là sắp xếp dữ liệu nguồn trên bảng tính. Nếu như bạn chưa sắp xếp dữ liệu nguồn, bạn cũng có thể xếp lại cách sau.

Bước 1: Tiến hành tạo một PivoteTable từ bảng nguồn của bạn. Những bước chi tiết được giải thích tại hướng dẫn Bảng Excel Pivot dành cho người mới bắt đầu.

Bước 2: Tiếp đó, dặt tên những loại trong Row field và dữ liệu số trong Values field. Kết quả của PivotTable lúc này sẽ giống như thế này:

Bước 3: Bạn nhấp vào AutoSort bên cạnh Row Labels, rồi nhấp vào More Sort Options…

Bước 4: Tại hộp thoại Sort, bạn chọn sắp xếp dữ liệu theo Value theo thứ tự tăng dần hoặc là giảm dần:

Bước 5: Cuối cùng, tiến hành tạo biểu đồ hình tròn từ PivotTable và làm mới nó bất kì khi nào cần.

Thay đổi màu biểu đồ hình tròn:

Nếu như bạn không hài lòng với màu mặc định của biểu đồ hình tròn Excel, thì bạn có thể:

Thay đổi màu sắc của biểu đồ hình tròn trong Excel

Để chọn được một màu khác cho biểu đồ hình tròn, bạn hãy nhấp vào nút Chart Styles , đến tab Color và nhấn chọn màu bạn muốn chọn.

Cách làm khác, bạn nhấp vào bất cứ vị trí nào bên trong biểu đồ hình tròn để có thể kích hoạt tab Chart Tools trên ribbon, di chuyển đến tab Design>Chart Styles và nhấp chuột vào nút Change Colors:

Chọn màu sắc cho từng phần riêng biệt

Như bạn đã thấy tại hình ở trên, việc lựa chọn màu cho biểu đồ tại Excel khá hạn chế, và nếu như bạn định tạo ra một biểu đồ hợp thời trang và lôi cuốn hơn thì bạn có thể tùy chọn từng phần riêng lẻ. Ví dụ như nếu bạn đã chọn đặt nhãn dữ liệu ở bên trong các phần, chữ đen có thể sẽ khó đọc trên các màu tối.

Để tiến hành thay đổi màu sắc của một miếng nào đó, bạn hãy nhấp vào phần đó rồ sau đó nhấp lại vào đó để chỉ chọn một miếng cắt này. Tiếp theo, bạn chuyển tới tab Format, nhấp vào Shape Fill và kích chọn màu bạn muốn:

Mẹo:

Nếu như biểu đồ hình tròn có nhiều lát nhỏ, bạn cũng có thể “làm xám chúng” bằng việc chọn màu xám cho các lát nhỏ không liên quan này.

Định dạng một biểu đồ hình tròn trong Excel:

Khi bạn tiến hành tạo một biểu đồ tròn tại Excel để trình bày hoặc là xuất sang những ứng dụng khác, bạn sẽ có thể muốn mang lại cho nó một cái nhìn bắt mắt.

Để có thể truy cập vào tính năng định dạng, bạn hãy nhấp chuột phải vào bất cứ phần nào của biểu đồ và nhấn chọn Format Data Series từ trình đơn. Format Data Series lúc này sẽ xuất hiện ở bên phải bảng tính của bạn, nhấn chuyển sang tab Effects (phần thứ hai) và hãy thử các tùy chọn Shadow, Glow và Soft Edges.

Định dạng một biểu đồ hình tròn sẽ gồm có:
  • Có các tùy chọn có sẵn trên tab Format như:
  • Thay đổi kích thước biểu đồ tròn (chiều cao và chiều rộng)
  • Thay đổi hình dạng và màu
  • Dùng những hiệu ứng hình dạng khác nhau
  • Dùng những kiểu WordArt cho các phần chú thích
  • Và hơn thế nữa

Để dùng những tính năng định dạng này, bạn hãy chọn phần biểu đồ mà bạn đang muốn định dạng (ví dụ: chú thích biểu đồ tròn, nhãn dữ liệu, lát hoặc là tiêu đề biểu đồ) và tiến hành chuyển sang tab Format trên ribbon. Những tính năng định dạng có liên quan sẽ được kích hoạt, và các tính năng không liên quan sẽ được tô màu xám.

Xem thêm: Cách đánh dấu các dữ liệu trùng nhau bằng hàm màu trong Excel

Đánh giá

Tin tức liên quan

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *