Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về sơ đồ chữ T và cách tính số dư tài khoản kế toán, cùng đón đọc nhé!
GIẢI THÍCH SƠ ĐỒ CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢN
Bên dưới đây là cuốn số cái tài khoản 111 – Tiền mặt :
-(1): tài khoản đối ứng khi phát sinh Nợ
-(2): tài khoản đối ứng khi phát sinh Có
Xem thêm: Hướng dẫn tạo dãy số ngẫu nhiên trong Excel
CÁCH TÍNH SỐ DƯ TÀI KHOẢN
Bây giờ chúng ta sẽ thực hiện tính số dư tài khoản .Nếu muốn tính được số dư của tài khoản, bạn phải căn cứ vào tính chất của tài khoản đó. Ví dụ như ở đây là tài khoản 111 :
Tài khoản 111 là tài khoản loại 1 thuộc nhóm tài sản. Tài khoản này chỉ có số dư bên nợ và phát sinh tăng ghi bên nợ, phát sinh giảm ghi bên có . Vì vậy, công thức tính số dư cuối kỳ lúc này sẽ là:
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Tổng PS nợ trong kỳ – Tổng PS có trong kỳ.
Vậy nếu là tài khoản thuộc nhóm nguồn vốn thì sẽ như thế nào? Câu trả lời đó chính là cách tính số dư sẽ ngược lại với công thức trên, tức là :
Dư có cuối kỳ = Dư có đầu kỳ + Tổng PS có trong kỳ – Tổng PS nợ trong kỳ.
Riêng đối với những tài khoản lưỡng tính thì cách tính số dư sẽ như sau :
Nếu như có số dư nợ thì cách tính là :
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Tổng PS nợ trong kỳ – Dư có đầu kỳ – Tổng PS có trong kỳ
Nếu như có số dư có thì cách tính sẽ là :
Dư có cuối kỳ = Dư có đầu kỳ + Tổng PS có trong kỳ – Dư nợ đầu kỳ – Tổng PS nợ trong kỳ
CÁCH ĐỌC SƠ ĐỒ CHỮ T
Ở phần trên đây chúng ta chỉ mới hiểu kết cấu của chữ T. Bây giờ sẽ đi vào phần hướng dẫn cách đọc sơ đồ chữ T. Nếu hiểu được bạn sẽ học được cách định khoản rất nhanh. Chúng tôi sẽ áp dụng sơ đồ chữ T để giảng dạy khá nhiều nên bạn cần chú ý nhé.
Xem ví dụ minh họa bên dưới:
Để có thể đọc được sơ đồ chữ T bạn phải nhớ cho các nguyên tắc sau đây.
- Kết cấu của chữ T sẽ luôn là Nợ ở bên trái; Có ở bên phải
- Khi Định khoản vào sổ, sẽ luôn luôn là Nợ trước, Có sau
- Chú ý vào đường mũi tên. Phần đầu của mũi tên luôn chỉ vào phần Nợ và đầu còn lại luôn là phần Có
Hi vọng những kiến thức trên đây về sơ đồ chữ T và cách tính số dư tài khoản kế toán sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và ứng dụng thành công trong công việc.
Xem thêm: Cách sao chép công thức giữ nguyên tham chiếu tương đối trong Excel